Hướng dẫn đăng ký khóa học trên MentorLinks bằng video:
I. THÔNG TIN CHÍNH THỨC
BIÊN SOẠN CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CÙNG AI [Curriculum Developing with AI Course – CDAC] là chương trình Tập huấn chuyên môn giúp học viên có thể biên soạn những chương trình giảng dạy, khóa học dựa trên kiến thức, kỹ năng đặc thù của mình dựa trên cơ sở Giáo dục học, Tâm lý học, kết hợp cùng việc vận dụng thành thạo AI trong suốt tiến trình làm việc.
A. ĐẶC ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình được xây dựng dựa trên các kiến thức và hướng tiếp cận khoa học, bài bản từ Giáo dục học, Tâm lý học, kinh nghiệm biên soạn và giảng dạy lâu năm của giảng viên, cộng thêm sự hỗ trợ của AI nhằm mang lại cho bạn một trải nghiệm học tập và thực hành mới lạ, thú vị, có tính hệ thống, tính ứng dụng cao trong công việc chuyên môn.
Cụ thể hơn, chương trình sẽ cung cấp những nguyên lý, quy trình, phương pháp cụ thể, cùng những bài tập thực hành toàn diện để học viên có thể: (1) phân tích người học và nhu cầu, (2) nghiên cứu và tổng hợp ý tưởng, (3) biên soạn nội dung và hoạt động, (4) tổng hợp và hoàn thiện liên tục những chương trình giảng dạy có chất lượng chuyên môn và tính ứng dụng cao, mang đậm dấu ấn cá nhân bằng cách vận dụng thành thạo những AI phổ biến hiện nay
B. HÌNH THỨC HỌC TẬP
Đăng ký và Học tập trên nền tảng MentorLinks, gồm các học liệu đa dạng trên nền tảng, và 4 buổi học trực tiếp qua Zoom (đăng nhập qua nền tảng MentorLinks). Mỗi buổi học kéo dài 120 phút gồm 30% lý thuyết nền tảng, và 70% thực hành, chiêm nghiệm, chia sẻ với sự hỗ trợ của Giảng viên.
Học viên cần thực hiện các bài tập chuẩn bị trước và bài tập thực hành sau mỗi buổi học, đồng thời trực tiếp biên soạn chương trình giảng dạy cùng AI trong một dự án cụ thể của bản thân xuyên suốt thời gian khoá học để đảm bảo tính thực tiễn. Học viên được quyền xem lại ghi hình các buổi học trên MentorLinks trong vòng 1 tháng sau chương trình.
C. ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN
(1) Những trainer, coach, chuyên gia các lĩnh vực đang muốn đóng gói chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm của mình thành những khóa học thực tiễn và hấp dẫn.
(2) Những giáo viên, giảng viên, nhà giáo dục đang muốn thay đổi cách tiếp cận và vận dụng công nghệ AI trong công tác nghiên cứu, biên soạn chương trình.
(3) Bất kỳ ai đang dự định sẽ giảng dạy, tập huấn một nội dung nào đó để chia sẻ giá trị.
D. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
Thạc sĩ Lãnh đạo Giáo dục Lương Dũng Nhân
Thạc sĩ Giáo dục học chuyên ngành Lãnh đạo Giáo dục tại University of Queensland (Úc).
Đồng sáng lập - Thành viên HĐQT - Giám đốc Đào tạo Hệ thống Giáo dục ATY (TH-THCS Tài năng trẻ Châu Á, THPT Thủ Khoa Huân, Trung tâm ATY).Nhà nghiên cứu, Giảng viên – Viện Nghiên cứu Phát triển Bồi dưỡng Tài năng trẻ - Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam.Chuyên gia Khai vấn Chuyên nghiệp [Professional Coach Credential – PCC], Liên đoàn Khai vấn Quốc tế [International Coach Federation – ICF].Đồng tác giả các bộ sách: “Sống có giá trị”, “Dạy con thời hiện đại”, “Giúp con thành công”, “Học giỏi mà không gian nan”.
E. HỌC PHÍ VÀ LỘ TRÌNH HỌC TẬP
Học phí chính thức: 10 triệu đồng/học viên
Lộ trình học tập Khóa 1: học từ 19h30-21h30 các tối thứ Năm ngày 7, 14, 21, 28/3/2024
Chương trình nâng cao: 2 giờ mentoring 1-1 cùng Giảng viên để hoàn thiện chương trình giảng dạy và tối ưu hoá việc sử dụng AI trị giá 10 triệu đồng, nếu đăng ký chung với khoá học thì ưu đãi 40%, còn 6 triệu đồng.
II. MỤC TIÊU KHÓA HỌC:
Hoàn tất chương trình này, các học viên sẽ có thể:
Sử dụng thành thạo một số giải pháp AI phổ biến có thể vận dụng linh hoạt trong chuyên môn Biên soạn Chương trình Giảng dạy như: ChatGPT, Perplexity, Google Gemini, Microsoft CoPilot, InVideos, VBee.
Thông hiểu đặc tính, công năng, ưu khuyết điểm, và phạm vi vận dụng của mỗi giải pháp AI được tập huấn.
Thông hiểu nguyên lý vận dụng kết hợp điểm mạnh của AI và con người trong chuyên môn Biên soạn Chương trình Giảng dạy.
Vận dụng linh hoạt và sáng tạo khung tư duy toàn diện về Biên soạn Chương trình Giảng dạy nhằm đảm bảo tính toàn diện, hệ thống, khoa học, thực tiễn, và vì người học của chương trình.
Thông hiểu khung tư duy và tiến trình tương tác hiệu quả với AI.
Xây dựng các lệnh điều khiển [prompt] chuyên biệt, đạt chuẩn chuyên môn trong các công đoạn: (1) Phân tích người học và nội dung giảng dạy; (2) Nghiên cứu và tổng hợp nội dung giảng dạy; (3) Chuyển hoá nội dung thành trải nghiệm học tập hấp dẫn; (4) Xây dựng các hình thức đánh giá và hoàn thiện năng lực cho học viên; (5) Tự đánh giá và cải thiện chương trình. Hình thành tâm thái phát triển [growth mindset], sự tò mò, và sự tự tin trong việc tiếp cận AI nói riêng và các giải pháp công nghệ mới nói chung.
III. TÓM LƯỢC NỘI DUNG
A. Buổi 1: CẢM HỌC VIÊN – HIỂU CHỦ ĐỀ
Học viên có thể thực hiện các phân tích toàn diện về nội dung mình muốn giảng dạy và người học để đưa ra các mục tiêu giảng dạy chuẩn xác, đồng thời chuẩn hóa cách thức tương tác với AI.
B. Buổi 2: SOẠN NỘI DUNG – XÂY HOẠT ĐỘNG
Học viên có thể nghiên cứu và biên soạn các nội dung, hoạt động chi tiết nhằm tạo ra những trải nghiệm học tập hữu ích cho người học, tương ứng với mục tiêu giảng dạy, đồng thời thành thạo cách tư duy và phát triển ý tưởng cùng AI.
C. Buổi 3: HỆ THỐNG HOÁ – CÁ NHÂN HOÁ
Học viên có thể đa dạng hoá, hệ thống hoá, và tinh chỉnh các thành phần của chương trình giảng dạy cho phù hợp, chuyên sâu, và hữu dụng tối đa cho người học trong khóa học của mình, đồng thời thành thạo cách vận dụng AI để chuyển đổi và nâng cấp nội dung.
D. Buổi 4: TỐI ƯU HOÁ – KHÁI QUÁT HOÁ
Học viên có thể tư duy về khóa học của mình như một hệ thống tổng thể, logic, liên tục hoàn thiện, đồng thời dần thành thạo khả năng khái quát hoá những nguyên lý nhằm giúp chương trình giảng dạy trở nên chuyên sâu và có thể giúp người học vận dụng linh hoạt, phổ quát. Bên cạnh đó, học viên cũng sẽ tối ưu hoá quy trình biên soạn chương trình giảng dạy cùng AI của riêng cá nhân mình.